Bài thơ "Tình anh" của Hạnh Dung
qua lời bình của
nhà thơ Nguyễn Văn Thanh:
Tình yêu như chiếc bóng
(Lời bình của nhà thơ Nguyễn Văn Thanh
về bài thơ ”Tình anh“ của Hạnh Dung)
về bài thơ ”Tình anh“ của Hạnh Dung)
Tình anh
Tình anh
Như cánh chim trời
Em cây xanh nhỏ
Đón mời chim yêu
Tình anh
Cơn gió về chiều
Em như chiếc lá
Tình anh
Như cánh chim trời
Em cây xanh nhỏ
Đón mời chim yêu
Tình anh
Cơn gió về chiều
Em như chiếc lá
Mỹ miều vờn bay
1977
Hạnh Dung
Hạnh Dung
Tình yêu như chiếc bóng. Người đuổi, bóng lui. Người lui, bóng đuổi. Triết lý tình yêu ấy thể hiện gọn trong bài thơ lục bát “Tình anh” của Hạnh Dung.
Chiếc bóng - Tình yêu ấy ẩn mình trong “Cánh chim trời” lang bạt khắp không gian đầy huyền bí, mấy ai sở hữu cho riêng mình.
“Tình anh. Như cánh chim trời”
“Tình anh“ chỉ là chiếc bóng hư ảo khó sờ tay bắt được dầu cô gái trinh nguyên, non nớt khác nào như ”Cây xanh nhỏ“ mới chui khỏi mặt đất, rời khỏi vòng tay mẹ nuông chiều, ấp yêu mà ngơ ngác vào đời, để lòng rạo rực, khao khát tình yêu đôi lứa: “Em cây xanh nhỏ. Đón mời chim yêu”. Cuộc đuổi bắt hãy ”Đón mời tình yêu“ không toại nguyện, cô gái đành dừng chân trước chiếc bóng - tình yêu bạc bẽo kia!.
Ngờ đâu, cô gái lùi, thì chiếc bóng - tình yêu ấy lại đuổi theo sau lưng, hay hiểu cách khác, người con trai hào hoa, cao ngạo kia cũng có lúc chán chê với bước giang hồ nên quay về tìm bến đậu, mong cô gái mình lạnh nhạt xưa kia đoái hoài tình muộn, tuổi đời như cơn gió yếu ớt không còn ngang tàng phóng túng, như buổi chiều, giây phút cuối cùng của một ngày rộn rã, sắp nhập vào đêm yên nghỉ, khi chờ về với cõi vĩnh hằng: Nhưng ước mơ đó đã bị cự tuyệt vì cô gái vẫn còn xinh đẹp, mỹ miều, trẻ trung đâu thèm anh ta nữa: “Tình anh. Cơn gió về chiều. Em như chiếc lá. Mỹ miều vờn bay”. Đó là nghịch lý của tình yêu tồn sinh muôn thủa.
Bài thơ chỉ có 4 câu, 28 từ mà tác giả khắc họa được ý, tình và cảnh, hàm súc trong một bức tranh nhỏ mà tuyệt đẹp như gấm như hoa. Ấy cũng là nhờ thuật mỹ từ pháp, tu từ học, nhất là nghệ thuật nhân cách hóa mà Hạnh Dung sử dụng một cách nhuần nhuyễn khiến bài thơ đọng lại lâu trong tâm hồn độc giả.
Chiếc bóng - Tình yêu ấy ẩn mình trong “Cánh chim trời” lang bạt khắp không gian đầy huyền bí, mấy ai sở hữu cho riêng mình.
“Tình anh. Như cánh chim trời”
“Tình anh“ chỉ là chiếc bóng hư ảo khó sờ tay bắt được dầu cô gái trinh nguyên, non nớt khác nào như ”Cây xanh nhỏ“ mới chui khỏi mặt đất, rời khỏi vòng tay mẹ nuông chiều, ấp yêu mà ngơ ngác vào đời, để lòng rạo rực, khao khát tình yêu đôi lứa: “Em cây xanh nhỏ. Đón mời chim yêu”. Cuộc đuổi bắt hãy ”Đón mời tình yêu“ không toại nguyện, cô gái đành dừng chân trước chiếc bóng - tình yêu bạc bẽo kia!.
Ngờ đâu, cô gái lùi, thì chiếc bóng - tình yêu ấy lại đuổi theo sau lưng, hay hiểu cách khác, người con trai hào hoa, cao ngạo kia cũng có lúc chán chê với bước giang hồ nên quay về tìm bến đậu, mong cô gái mình lạnh nhạt xưa kia đoái hoài tình muộn, tuổi đời như cơn gió yếu ớt không còn ngang tàng phóng túng, như buổi chiều, giây phút cuối cùng của một ngày rộn rã, sắp nhập vào đêm yên nghỉ, khi chờ về với cõi vĩnh hằng: Nhưng ước mơ đó đã bị cự tuyệt vì cô gái vẫn còn xinh đẹp, mỹ miều, trẻ trung đâu thèm anh ta nữa: “Tình anh. Cơn gió về chiều. Em như chiếc lá. Mỹ miều vờn bay”. Đó là nghịch lý của tình yêu tồn sinh muôn thủa.
Bài thơ chỉ có 4 câu, 28 từ mà tác giả khắc họa được ý, tình và cảnh, hàm súc trong một bức tranh nhỏ mà tuyệt đẹp như gấm như hoa. Ấy cũng là nhờ thuật mỹ từ pháp, tu từ học, nhất là nghệ thuật nhân cách hóa mà Hạnh Dung sử dụng một cách nhuần nhuyễn khiến bài thơ đọng lại lâu trong tâm hồn độc giả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét